Đặt in thiệp cưới online - ship hàng tận nơi Đặt ngay
4 NGHI THỨC QUAN TRỌNG TRONG NGÀY CƯỚI
Chủ nhật - 30/06/2024 23:41 - Chia Sẻ Kinh Nghiệm Cưới

4 NGHI THỨC QUAN TRỌNG TRONG NGÀY CƯỚI

Cưới hỏi của người Việt Nam luôn là niềm tự hào của người Việt Nam. Hãy cùng Phú Thiện tìm hiểu về 4 nghi thức quan trọng rong ngày cưới của người Việt Nam. 

1. Lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ là một trong những nghi lễ quan trọng. Để tổ chức lễ này, gia đình trai cần chọn ngày đẹp và thông báo cho gia đình gái biết về kế hoạch tổ chức.
 

Sự chấp thuận từ gia đình gái là yếu tố quan trọng để các bước tiếp theo diễn ra một cách suôn sẻ và hoàn hảo.Lễ này được xem là ngày đầu tiên nhà trai và nhà gái gặp nhau, nơi họ trao đổi và đưa ra quyết định về ngày giờ cưới hỏi, các lễ vật cũng như các yêu cầu của nhà gái về cách tổ chức và các dịch vụ cần thiết cho các nghi lễ tiếp theo.
Lễ vật trong ngày dạm ngõ thường đơn giản, bao gồm chục trầu cau, chè, thuốc và bánh kẹo với số lượng chẵn để nhà gái cúng ông bà tổ tiên.
Tham khảo bài viết này: 
Lễ dạm ngõ là gì? Lễ dạm ngõ được tiến hành như thế nào?

Trình tự diễn ra: 

Sau khi đã thống nhất ngày, gia đình nhà trai mang lễ dạm ngõ sang nhà gái để tiến hành các thủ tục. Người đại diện của gia đình nhà trai sẽ giới thiệu các thành viên tham dự buổi lễ và trình bày lễ vật trên bàn thờ gia tiên nhà gái.
Sau đó, họ xin phép cho cô dâu chú rể được qua lại tìm hiểu nhau trước khi tiến tới hôn nhân. Gia đình nhà gái cũng sẽ cử người đại diện để đáp lại lời giới thiệu và cảm ơn.
Sau khi chào hỏi và thăm hỏi, cô dâu chú rể tương lai sẽ thắp hương và dâng lễ vật. Hai gia đình tiếp tục thống nhất ngày tổ chức các lễ ăn hỏi, chuẩn bị các lễ vật và thực hiện các thủ tục tiếp theo. Gia đình nhà gái có thể mời gia đình nhà trai ở lại ăn cơm thân mật, hoặc chỉ mời nước, hoa quả và bánh kẹo tùy theo điều kiện và thời gian.

Lễ vật

Tùy vào từng phong tục vùng miền, lễ vật của nhà trai đến nhà gái có sự đặc trưng khác nhau:

Ở miền Bắc, mâm lễ dạm ngõ thường bao gồm cặp rượu, cặp trà, trầu cau và bánh trái, phải chuẩn bị theo số chẵn để thể hiện sự đôi lứa.

Ở miền Trung, lễ vật của lễ dạm ngõ thường có khay trầu cau, chai rượu lễ gói giấy đỏ và có thể kèm theo các đặc sản địa phương như bánh Hồng ở Phú Yên, Bình Định.

Ở miền Nam, mâm lễ dạm ngõ thường có bánh phu thê, cặp rượu, cặp trà, mâm ngũ quả và đặc biệt là trầu cau têm cánh phượng.
2. Lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi đánh dấu sự thông báo chính thức giữa hai gia đình về việc hứa gả con gái. Trong lễ ăn hỏi, các thủ tục như ăn hỏi, xin cưới và nạp tài được tiến hành trong ngày. Nhà trai mang đến nhà gái lễ vật bao gồm 30 chục trầu và tráp ăn hỏi. Sau khi bố mẹ từ hai gia đình giới thiệu các thành viên tham dự, mẹ của chú rể sẽ đưa ra 30 chục trầu.
 

Lễ ăn hỏi theo truyền thống

Chục trầu đầu tiên dành cho nghi thức ăn hỏi, chục trầu tiếp theo cho nghi thức xin cưới và chục trầu cuối cùng cho lễ nạp tài. Sau đó, nhà gái nhận các tráp ăn hỏi từ nhà trai, gồm số lẻ như 5, 7, 9 hoặc 11 và các lễ vật trong tráp phải là bội số của 2, thường là bánh cốm, bánh xu xê, mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá, xôi và heo quay.

Trình tự buổi lễ

Đồ ăn lễ hỏi của nhà trai mang đến sẽ được nhà gái lấy ra một phần để cúng và thắp hương ông bà tổ tiên. Sau đó, nhà gái giữ lại 2 phần đồ ăn và trả lại cho nhà trai phần còn lại. Cuối cùng, cô dâu và chú rể ra mắt hai bên gia đình, rót nước và mời trầu các vị quan khách. Ngày lễ ăn hỏi và lễ cưới thường cách nhau về thời gian, phụ thuộc vào sự chọn lựa của hai bên gia đình.

Lễ vặt trong lễ ăn hỏi

Lễ vật trong lễ ăn hỏi từ nhà trai tùy thuộc vào từng vùng miền khác nhau. Ở miền Bắc, số lượng tráp ăn hỏi thường là số lẻ như 3, 5, 7, 9 tráp, trong khi ở miền Nam là số chẵn như 4, 6, 8 hoặc 10 tráp. Dù vậy, lễ ăn hỏi của cả ba miền thường bao gồm những lễ vật cơ bản như mâm trầu cau, mâm rượu, trà, thuốc lá, mâm bánh ăn hỏi, mâm hoa quả, mâm mứt sen, mâm xôi gấc và mâm heo quay.
Lễ vật trong đám hỏi theo truyền thống Việt Nam
  3. Lễ cưới ( lễ thành hôn) 
Đây là một trong những dịp trọng đại của cô dâu và chú rể. Trong buổi lễ này, hai gia đình mời khách đến dự tiệc để chia vui và chúc mừng. Gia đình của cô dâu tổ chức một ngày trước lễ cưới, trong đó cả cô dâu và chú rể đều có mặt, và tiệc ăn được phục vụ là các món mặn để đón tiếp khác, ngoài ra nhiều đám cưới còn chuẩn bị bàn chay cho khách.
Bên gia đình nhà trai thường tổ chức tại nhà hoặc nhà hàng, khách sạn. Nếu tổ chức tại nhà, hai gia đình sẽ cùng bàn bạc và lên kế hoạch trước để chuẩn bị các nghi lễ như lễ xin dâu, lễ gia tiên, sau đó là chào hai họ và rót nước mời hai gia đình. Cuối cùng là một buổi chụp ảnh kỷ niệm.

 
Lễ thành hôn
Trình tự buổi lễ
Vào ngày và giờ được chọn từ trước, chú rể cùng gia đình sẽ đến nhà gái với xe hoa và hoa cưới để rước cô dâu. Cô dâu sẽ được trang điểm tinh tế, diện bộ váy cưới lộng lẫy, trong khi chú rể thường mặc vest lịch sự và trọng thể.

Lễ vu quy tại nhà gái

Trong buổi lễ, nhà trai đến nhà gái, hai gia đình giới thiệu thành viên tham dự, sau đó tiến hành lễ trao trầu xin dâu và xin phép để chú rể được đón cô dâu. Sau đó, cô dâu cùng chú rể thực hiện lễ gia tiên tại nhà gái, và nhà trai xin phép để đưa cô dâu về nhà trai. Đại diện từ nhà gái đồng ý cho nhà trai rước cô dâu.

Lễ thành hôn nhà trai

Khi đi rước cô dâu về nhà trai, cô dâu và chú rể sẽ cùng thắp hương trước bàn thờ gia tiên của nhà trai. Sau đó, đại diện từ nhà trai sẽ phát biểu trước quan khách hai họ, chú rể dẫn cô dâu chào mừng mẹ chồng và quan khách hai họ, trao quà và sau đó là chung vui trong buổi tiệc mặn kèm theo chương trình văn nghệ đã được chuẩn bi kỹ lưỡng. 

Trình tự lễ thành hôn tại khách sạn

Buổi lễ bắt đầu khi hai gia đình có mặt tại đó trước 30 phút so với giờ mời khách. Cô dâu sẽ tới khách sạn để trang điểm và mặc váy cưới trong phòng chờ. Hai gia đình sẽ cùng nhau chỉnh trang, kiểm tra lễ vật, sau đó cô dâu và chú rể, cùng với ba mẹ của họ, sẽ đón tiếp khách.
Tại buổi lễ, khách sạn hoặc gia đình đã chuẩn bị MC từ trước. Đại diện của hai gia đình cùng với cô dâu và chú rể sẽ lên sân khấu để ra mắt mọi người. Sau đó, họ sẽ nâng ly chúc mừng và đi đến từng bàn để cùng khách cụng ly chia vui. Cuối cùng, bố mẹ từ hai bên gia đình cùng với cô dâu và chú rể sẽ cảm ơn tất cả khách đã tới dự tại cửa ra vào của khách sạn.

4. Lễ lại mặt

Lễ lại mặt là buổi lễ diễn ra sau đám cưới, khi hai vợ chồng đem lễ vật về gia đình nhà gái để cúng gia tiên và thăm hỏi bố mẹ vợ.

Lễ vật: 

Buổi lễ thường bao gồm trầu cau, rượu, thịt, xôi, gà, đây là những đồ vật quan trọng để cúng gia tiên.

Gia đình nhà trai thường chuẩn bị các lễ vật này như một lời tôn trọng và biểu hiện tình cảm với gia đình nhà gái. Gia đình nhà gái cũng sẽ chuẩn bị một bữa cơm thịnh soạn để mời hai vợ chồng mới cưới.
Mong rằng bài viết này sẽ mang lại cho bạn một đám cưới thành công và có thật nhiều kỷ niệm đáng nhớ. 
Bài viết mà bạn có thể tham khảo: 

6 lời khuyên cho một đám cưới thành công

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: Số 105 đường Thái Nguyên, TP. Nha Trang, Khánh Hòa
Google Maps: https://maps.app.goo.gl/XAWkCnPjxTgqnFee9
Điện thoại: 0328.203.079
Email: inphuthien@gmail.com
Youtube: https://www.youtube.com/@InAnPhuThienNT
Tiktok: www.tiktok.com/@inanphuthiennt
Website: www.vuathiepcuoi.com
Facebook tổng: www.facebook.com/inanphuthien
Facebook Thiệp cưới: www.facebook.com/inthiepcuoitainhatrang
Giờ mở cửa: 07:30 - 17:30

 

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Cưới


CÁCH VIẾT THIỆP CƯỚI KHI BA MẸ MẤT ĐÚNG CHUẨN

BẠN NHẬN ĐƯỢC GÌ KHI IN THIỆP TẠI VUA THIỆP CƯỚI NHA TRANG?

CÁCH TẠO MÃ QR MIỄN PHÍ TRÊN THIỆP CƯỚI

Thiệp cưới sang trọng và tinh tế tại Nha Trang

THIỆP CƯỚI THIÊN CHÚA GIÁO CÓ GÌ KHÁC VỚI THIỆP THÔNG THƯỜNG?

TOP NHỮNG MẪU THIỆP CƯỚI TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM ĐẸP NHẤT 2024

Địa chỉ in thiệp cưới đẹp và chất lượng nhất TP. Nha Trang, Khánh Hòa Vua Thiệp Cưới - In Ấn Phú Thiện NT

TOP 5 STUDIO VÁY CƯỚI ĐẸP NHẤT NHA TRANG 2024

10 MẪU THIỆP CƯỚI ĐƠN GIẢN, SANG TRỌNG NHẤT NĂM 2024

CÁC TONE MÀU TRANG TRÍ TIỆC CƯỚI XU HƯỚNG NĂM 2024